Thuốc bảo vệ thực vật là chất hoặc hỗn hợp các chất hoặc chế phẩm vi sinh vật có tác dụng phòng ngừa, ngăn chặn, xua đuổi, dẫn dụ, tiêu diệt hoặc kiểm soát sinh vật gây hại thực vật; điều hòa sinh trưởng thực vật hoặc côn trùng; bảo quản thực vật; làm tăng độ an toàn, hiệu quả khi sử dụng thuốc.
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội. Thực tiễn lịch sử phát triển của nhân loại cũng đã chứng minh vai trò của ngành nông nghiệp, của vấn đề đảm bảo an ninh lương thực đối với sự ổn định chính trị và phát triển bền vững kinh tế – xã hội của một quốc gia.
Nông sản là mặt hàng xuất khẩu nổi trội trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, với những sản phẩm nổi bật như: Gạo, cà phê, hạt điều, tiêu, rau quả, trái cây…
Để có một nền nông nghiệp phát triển, đạt năng suất cao, vai trò của thuốc bảo vệ thực vật là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, nếu lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật có thể gây nên những vấn đề rất nghiêm trọng đối với môi trường và sức khoẻ. Vì vậy, những quy định có liên quan đến thuốc bảo vệ thực vật cũng đòi hỏi sự nghiêm ngặt cao.
Thuốc bảo vệ thực vật là một sản phẩm đặc biệt cần xin Giấy phép quảng cáo trước khi tiến hành quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
1. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý hồ sơ
– Cục Bảo vệ thực vật cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật đối với báo chí, trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác, các sản phẩm in, bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ khác của Trung ương, phát hành toàn quốc.
– Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật đối với các trường hợp quảng cáo trên các phương tiện:
a) Báo chí, trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác, các sản phẩm in, bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ khác của địa phương;
b) Bảng quảng cáo, băng-rôn, biển hiệu, hộp đèn, màn hình chuyên quảng cáo.
c) Phương tiện giao thông;
d) Hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hoá, thể thao;
đ) Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo, vật thể quảng cáo;
e) Các phương tiện quảng cáo khác theo quy định của pháp luật.
2. Nội dung quảng cáo
– Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật bắt buộc phải có các nội dung sau:
+ Tên thương phẩm, tên hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật;
+ Tính năng tác dụng và những điều lưu ý khi sử dụng, bảo quản thuốc bảo vệ thực vật;
+ Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân đăng ký, phân phối;
+ Hướng dẫn sử dụng;
+ Cảnh báo về mức độ nguy hiểm, độc hại và chỉ dẫn phòng ngừa tác hại của thuốc bảo vệ thực vật.
– Nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật trên bảng, biển, panô, kệ giá kê hàng, các vật dụng khác, vật thể trên không, dưới nước, vật thể di động, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác, phương tiện giao thông, người chuyển tải sản phẩm quảng cáo không nhất thiết phải chứa đầy đủ các nội dung bắt buộc.
– Hội thảo về thuốc bảo vệ thực vật phải có hướng dẫn về an toàn, hiệu quả trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo Tiêu chuẩn cơ sở TCCS 20: 2010/BVTV Tài liệu hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả.
– Thuốc bảo vệ thực vật có độ độc cấp tính loại I, II theo phân loại GHS chỉ được hội thảo nhằm khuyến cáo sử dụng an toàn.
3. Hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc thú y
– Đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu;
– Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật;
– Sản phẩm quảng cáo (nội dung, hình thức quảng cáo được thể hiện bằng hình ảnh, âm thanh, tiếng nói, chữ viết, biểu tượng, màu sắc, ánh sáng và các hình thức tương tự);
– Danh sách báo cáo viên ghi đầy đủ thông tin về bằng cấp chuyên môn hoặc chức danh khoa học của báo cáo viên (đối với trường hợp hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hoá, thể thao).
4. Thời hạn xử lý
Tổ chức, cá nhân có sản phẩm quảng cáo gửi hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo đến cơ quan có thẩm quyền.
– Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật.
– Trường hợp không cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do không cấp.
5. Lệ phí nhà nước: 600.000 VNĐ/ lần
6. Cách thức thực hiện: Trực tiếp/ qua bưu điện/ dịch vụ công (tuỳ từng Sở Y tế)
Nếu gặp bất cứ nút thắt nào cần tháo gỡ, hãy liên hệ với SUM VIỆT NAM để được hướng dẫn, tư vấn, tháo gỡ nút thắt chính xác, tối ưu và hiệu quả nhất!
Liên hệ với chúng tôi qua:
Hotline: 0973.951.730 / 0912.772.398
Email: sumvn.giayphep@gmail.com