TƯ VẤN CÔNG BỐ THỰC PHẨM BỔ SUNG NHANH NHẤT

Thực phẩm bổ sung (Supplemented Food) là thực phẩm thông thường được bổ sung vi chất và các yếu tố có lợi cho sức khỏe như vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzym, probiotic, prebiotic và chất có hoạt tính sinh học khác. Các sản phẩm thực phẩm bổ sung thường bị nhầm lẫn với thực phẩm bảo vệ sức khỏe do có chứa các thành phần có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, hai nhóm sản phẩm này đều có quy định áp dụng riêng, để tránh việc đăng ký công bố sai nhóm sản phẩm, tốn thời gian, chi phí của Doanh nghiệp, Sum Việt Nam hy vọng những tư vấn dưới đây có thể giúp Doanh nghiệp phần nào hiểu rõ về quy định công bố thực phẩm bổ sung như thế nào?

1. Yêu cầu về hồ sơ công bố thực phẩm bổ sung

1.1 Hồ sơ công bố thực phẩm bổ sung nhập khẩu cần chuẩn bị các tài liệu sau:
– Bản tự công bố sản phẩm
– Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu (Certificate of Exportation) hoặc Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate) của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ/xuất khẩu
– Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm
– Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty công bố sản phẩm

1.2 Hồ sơ công bố thực phẩm bổ sung sản xuất trong nước cần chuẩn bị các tài liệu sau:
– Bản tự công bố sản phẩm
– Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm
– Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố
– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc ISO 22000; HACCP…
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty công bố sản phẩm

** Lưu ý: Các tài liệu trong hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm.

1.3 Lưu ý khi công bố thực phẩm bổ sung
Khi bổ sung các vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzym, probiotic, prebiotic hoặc chất có hoạt tính sinh học khác vào thực phẩm, việc công bố hàm lượng các chất đó có trong thực phẩm tính theo lượng dùng khuyến cáo hằng ngày cho người Việt Nam (RNI)
– Khi hàm lượng chất dưới 10% RNI hoặc dưới 10% lượng sử dụng của thành phần đó đã nêu trong bằng chứng khoa học (đối với chất chưa có RNI) thì không được ghi công bố về chất đó;
– Khi hàm lượng chất đạt tối thiểu 10% RNI hoặc đạt tối thiểu 10% lượng sử dụng của thành phần đó đã nêu trong bằng chứng khoa học (đối với chất chưa có RNI) thì được công bố cụ thể tên, hàm lượng của các chất đó cho mỗi khẩu phần ăn hoặc trên 100g sản phẩm;”
–  Hàm lượng tối đa của vitamin, khoáng chất có trong thực phẩm tính theo liều khuyên dùng hằng ngày của nhà sản xuất không được vượt quá ngưỡng dung nạp tối đa của các vitamin và khoáng chất.
– Công bố khuyến cáo về sức khỏe:
+ Các khuyến cáo về sức khỏe đối với các chất bổ sung chỉ được công bố khi hàm lượng chất đó có trong thực phẩm đạt tối thiểu 10% RNI và có bằng chứng khoa học cụ thể để chứng minh;
+  Đối với các thành phần bổ sung chưa có mức RNI theo quy định, chỉ được công bố khuyến cáo về sức khoẻ của thành phần đó trên nhãn sản phẩm khi hàm lượng của các thành phần này đạt tối thiểu 10% lượng sử dụng của thành phần đó đã nêu trong bằng chứng khoa học;
+ Các khuyến cáo sức khỏe phải được ghi rõ ràng và thống nhất, phù hợp với bằng chứng khoa học chứng minh.”

**Trong trường hợp Việt Nam chưa có mức RNI và ngưỡng dung nạp tối đa thì áp dụng theo quy định của CODEX hoặc các tổ chức quốc tế có liên quan.

2. Trình tự, thủ tục tự công bố thực phẩm bổ sung

2.1. Thời gian xử lý:
– Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền xem xét, đối chiếu quy định của pháp luật để duyệt nội dung đăng ký hoặc hướng dẫn sửa đổi bổ sung theo đúng quy định (Thời gian xem xét thông thường 3-5 ngày làm việc)

2.2. Thẩm quyền xử lý:
– Cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương quy định cụ thể

3. Xử phạt khi không đăng ký tự công bố thực phẩm bổ sung
– Trường hợp tổ chức cá nhân không thực hiện đăng ký, thông báo, đăng tải, niêm yết bản tự công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật thì bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng

 

 

Nếu gặp bất cứ nút thắt nào cần tháo gỡ, hãy liên hệ với SUM VIỆT NAM để được hướng dẫn, tư vấn, tháo gỡ nút thắt chính xác, tối ưu và hiệu quả nhất!

Liên hệ với chúng tôi qua:

Hotline: 0973.951.730 / 0912.772.398

Email: sumvn.giayphep@gmail.com

 

Bài viết liên quan
Chat Zalo
091.277.2398