XIN GIẤY PHÉP QUẢNG CÁO – THỦ TỤC BẮT BUỘC VỚI NHÓM HÀNG HOÁ/ DỊCH VỤ ĐẶC BIỆT

Chiến dịch truyền thông là một phần vô cùng quan trọng để sản phẩm hàng hoá/ dịch vụ của doanh nghiệp được người tiêu dùng biết đến và lựa chọn, đặc biệt trong thời đại công nghệ số như hiện nay.

Tuy nhiên, quảng cáo cần thực hiện theo các quy định của pháp luật có liên quan. Và không phải mọi sản phẩm hàng hoá/ dịch vụ đều áp dụng chung một quy định với thủ tục như nhau mà cần xác định theo nhóm sản phẩm với thủ tục tương ứng.

Vậy bạn đã biết sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp mình thuộc nhóm nào và cần tiến hành thủ tục gì khi quảng cáo chưa? Nếu chưa, hãy đọc kĩ bài viết này của chúng tôi để có thể xác định sản phẩm/ hàng hoá mình muốn quảng cáo thuộc nhóm nào và đối chiếu thủ tục quảng cáo tương ứng đối với nhóm sản phẩm/ dịch vụ đó nhé!  

Dựa trên quy định về quảng cáo, chúng tôi phân các sản phẩm hàng hoá/ dịch vụ thành 3 nhóm:

Nhóm 1: Sản phẩm/ hàng hoá/ dịch vụ cấm quảng cáo

  1. Hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.
  2. Thuốc lá.
  3. Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên.
  4. Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo.
  5. Thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc.
  6. Các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục.
  7. Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích động bạo lực.
  8. Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác do Chính phủ quy định khi có phát sinh trên thực tế.

Đối với các sản phẩm/ hàng hoá/ dịch vụ thuộc nhóm này, KHÔNG được phép tiến hành quảng cáo

Nhóm 2: Sản phẩm/ hàng hoá/ dịch vụ được tiến hành quảng cáo mà không cần xin Giấy xác nhận nội dung quảng cáo

Các sản phẩm/ hàng hoá/ dịch vụ thuộc nhóm này bao gồm toàn bộ các sản phẩm không thuộc nhóm 1 và nhóm 3.

Khi tiến hành quảng cáo, các đơn vị có nhu cầu quảng cáo trực tiếp tiến hành hoặc quảng cáo thông qua các website của các đơn vị khác, các đơn vị báo chí, truyền thanh, truyền hình, …. bằng cách chủ động liên hệ và tiến hành quảng cáo.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn muốn quảng cáo như thế nào cũng được mà nội dung quảng cáo phải phù hợp với Quy định của pháp luật được ghi nhận tại Luật Quảng cáo 2012 và Nghị định 181/2013.

Vậy làm thế nào để xác định nội dung quảng cáo là phù hợp với quy định của pháp luật? Và nếu không tuân thủ hoặc do không hiểu biết nên dẫn đến sai phạm thì phải chịu trách nhiệm gì?

Để xác định nội dung quảng cáo phù hợp hay không phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành, đòi hỏi các cá nhân/ đơn vị phải biết quy định nào được áp dụng và hiểu đúng nội dung của các quy định này.

Nếu không hiểu tuân thủ hoặc do không hiểu biết nên dẫn đến sai phạm thì sau khi đã tiến hành quảng cáo, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi hậu kiểm có phát hiện sai phạm sẽ xử phạt cá nhân/ tổ chức quảng cáo tuỳ mức độ nặng nhẹ sẽ có các hình thức xử lý tương ứng.

Nhóm 3: Sản phẩm/ hàng hoá/ dịch vụ đặc biệt cần xin Giấy xác nhận nội dung quảng cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc đăng tải công khai nội dung và hình thức quảng cáo trước khi tiến hành quảng cáo

– Sản phẩm/ hàng hoá/ dịch vụ đặc biệt cần xin Giấy xác nhận nội dung quảng cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi tiến hành quảng cáo

1. Thuốc thuộc danh mục thuốc không kê đơn và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc; Trường hợp quảng cáo thuốc trên báo nói, báo hình thì thuốc phải có hoạt chất chính nằm trong danh mục hoạt chất thuốc và dược liệu được quảng cáo trên báo nói, báo hình quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư 09/2015 của Bộ Y tế.
2. Mỹ phẩm
3. Hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế
4. Dịch vụ khám, chữa bệnh (phòng khám, bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh)
5. Thuốc bảo vệ thực vật
6. Thuốc thú y
7. Phân bón
8. Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ
9. Thực phẩm dinh dưỡng y học
10. Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt
11. Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi (trừ sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi.

– Sản phẩm/ hàng hoá/ dịch vụ đặc biệt cần đăng tải công khai nội dung và hình thức quảng cáo trước khi tiến hành quảng cáo: Trang thiết bị y tế

Đối với các sản phẩm là Trang thiết bị y tế, chỉ được phép tiến hành quảng cáo khi đã đăng tải công khai nội dung và hình thức quảng cáo tại Hệ thống dịch vụ công Quản lý Trang thiết bị y tế của Bộ Y tế.

Nếu gặp bất cứ nút thắt nào cần tháo gỡ, hãy liên hệ với SUM VIỆT NAM để được hướng dẫn, tư vấn, tháo gỡ nút thắt chính xác, tối ưu và hiệu quả nhất!

Liên hệ với chúng tôi qua:

Hotline: 0973.951.730 / 0912.772.398

Email: sumvn.giayphep@gmail.com

Bài viết liên quan
Chat Zalo
091.277.2398