Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) là giấy phép chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu sản phẩm, hàng hoá. CFS chứng nhận rằng sản phẩm, hàng hoá đó được phép sản xuất và lưu hành tự do tại nước xuất khẩu. Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) được xem như một giấy thông hành của sản phẩm, giúp các nước nhập khẩu kiểm tra chất lượng và làm tăng mức độ tin tưởng vào sản phẩm khi đã được kiêm tra và đánh giá bởi cơ quan có chuyên môn.
1. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS)
– Sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn công bố theo pháp luật quy định.
– Có yêu cầu của thương nhân thực hiện hoạt động xuất khẩu xin cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do;
2. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS)
– Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Danh mục các cơ sở sản xuất (nếu có)
– Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với sản phẩm
3. Trình tự thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS)
Bước 1: Nộp hồ sơ đến quan có thẩm quyền cấp CFS (tùy vào đối tượng xin cấp CFS.)
Bước 2: Nếu hồ sơ chưa đúng quy định, thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra thông báo về việc sửa đổi bổ sung, thương nhân phải hoàn thiện hồ sơ.
Bước 3: Trong vòng 03 ngày làm việc nếu hồ sơ hoàn thiện, đầy đủ thì cơ quan có thẩm quyền sẽ có trách nhiệm cấp CFS cho thương nhân
4. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS)
Tùy vào sản phẩm, hàng hóa mà cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS khác nhau.
4.1 Bộ Công thương, cấp CFS đối với các sản phẩm, hàng hóa như:
– Hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp;
– Các sản phẩm công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp chế biến;
– Các loại máy móc và thiết bị có yêu cầu cao về an toàn lao động (thuộc thẩm quyền của Bộ Công thương);
– Các sản phẩm, hàng hóa khác không thuộc thẩm quyền cấp giấy CFS của Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4.2 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cấp CFS đối với các sản phẩm, hàng hóa như:
– Nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi;
– Các loại thuốc nhằm bảo vệ thực vật và động vật;
– Dụng cụ và các thiết bị đánh bắt hải sản có yêu cầu cao về ngành thủy sản;
– Các loại hóa chất, phụ gia, vật tư được sử dụng trong nông – lâm nghiệp và thủy sản;
– Giống và các sản phẩm được thu hoạch, chế biến, bảo quản, vận chuyển trong lĩnh vực nông – lâm – thủy sản và muối.
4.3 Bộ Y tế, cấp CFS đối với các sản phẩm, hàng hóa như:
– Thuốc lá điếu;
– Thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung dinh dưỡng, các loại phụ gia thực phẩm…;
– Nước sinh hoạt, nước uống, nước khoáng…;
– Hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng và diệt khuẩn;
– Thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế.
5. Hiệu lực của giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS):
– Hiệu lực của CFS được ghi cụ thể trên giấy chứng nhận. Trường hợp trên giấy chứng nhận không thể hiện thời hạn sử dụng thì thời hạn tối đa là 2 năm;
Nếu gặp bất cứ nút thắt nào cần tháo gỡ, hãy liên hệ với SUM VIỆT NAM để được hướng dẫn, tư vấn, tháo gỡ nút thắt chính xác, tối ưu và hiệu quả nhất!
Liên hệ với chúng tôi qua:
Hotline: 0973.951.730 / 0912.772.398
Email: sumvn.giayphep@gmail.com